Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục cho trẻ trong Trường MN Phước Vĩnh

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.

Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

Vì vậy, bộ phận chuyên môn trường luôn khuyến khích các giáo viên trong nhà trường thường xuyên cho trẻ quan sát thực tế, lựa chọn các hoạt động mới lạ nhằm kích thích sự hứng thú và ham thích đến trường ở trẻ.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm do các cô tổ chức cho trẻ trong nhà trường:

0b82c1c06132926ccb23 0b511099bc654f3b1674

Trẻ vui chơi – quan sát và thực hành thu hoạch nhổ củ cải

56e1c0f06c21a97ff030 947fea7546a483fadab5

Bé cùng làm họa sĩ ngoài trời

z3753777966892_e18baa8aaa34b7d007df17a6cbc39dbd z3753777977713_4b4cc005e74b550de4867b67dc828939

Thiết kế thời trang với nguyên vật liệu thiên nhiên

z4093161455319_1cfaf67a40bb391956d1011bc89e3963

Gói bánh chưng- bánh tét ngày tết z4093161876178_071436da9a98caa2f34bed8bd21eea42

Mình cùng tự làm cây hoa mai -hoa đàoz4093161968414_96f5f9ffd9ac4c96744b22bef9d7a591

Thấy tớ chăm chú chưa nè!z4093162012134_79727ff760636af09c57e3dbd0c2631a

Mình cũng làm nè bạnz4093162094876_0d8a944863b0303d370972088084379a

Tớ cao nhất nên để cành này cho mình!

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:

Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.

Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ.

Nhất thiết giáo viên trong nhà trường phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.

Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn trong lớp, lớp khác để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.

Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.