ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC VĨNH

Tên file: DE-AN-VTVL-TRUONG-MN-PHUOC-VINH-sua-lai.doc
Tải về

 

PHÒNG GDĐT PHÚ GIÁO

TRƯỜNG MN PHƯỚC VĨNH

Số:        /ĐA-MNPV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Phước Vĩnh, ngày 19  tháng 10 năm 2020

 

ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM NĂM 2021

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC VĨNH

 

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

  1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
  2. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị

1.1. Nội dung hoạt động của đơn vị

  1. a) Tổ chức nuôi dưỡng. chăm sóc. Giáo dục trẻ và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  2. b) Huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
  3. c) Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
  4. d) Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
  5. e) Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy chế hoạt động của đơn vị và các quy định khác của ngành, của pháp luật.
  6. f) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
  7. g) Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục, nhà trường luôn phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể địa phương trong các hoạt động giáo dục.
  8. h) Tổ chức cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
  9. i) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị

Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện.

Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

1.3. Cơ chế hoạt động của đơn vị

Theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân (có con dấu và tài khoản riêng).

Được thực hiện quyền tự chủ một phần về tài chính.

  1. Những yếu tố tác động đến hoạt động của đơn vị
  2. a) Yếu tố bên trong

Trường được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I theo Quyết đinh số 377/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 và tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II theo quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 18/5/2016; đạt  kiểm định chất lượng cấp độ 2 theo Quyết định số 2170/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của Ủy ban nhân nhân tỉnh Bình Dương .

*Về quy mô trường lớp năm học 2020-2021

– Trường mầm non Phước Vĩnh nằm trên địa bàn Thị trấn Phước Vĩnh thuân lợi cho cha mẹ học sinh đưa con đến trường, Hàng năm việc phát triển trường, lớp, học sinh ổn định.

– Năm học 2020-2021 toàn trường có : 16 lớp, 522 cháu. Chia ra như sau :

+ Khối nhà trẻ: 2 nhóm,  60 cháu. So với năm trước giảm 2 cháu.

+ Khối mầm: 4 lớp, 122 cháu. So với năm trước  tăng 23 cháu.

+ Khối chồi: 5 lớp, 141 cháu. So với năm trước giảm 32 cháu.

+ Khối lá: 5 lớp, 199 cháu. So với năm trước tăng 14 học sinh

          *Về đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên

– Tổng số: 54/52 nữ, trong đó:

+ Biên chế: 54 người

+ Ban giám hiệu: 03/03 nữ

+ Giáo viên dạy lớp: 36/36 nữ

+ Hành chính phục vụ: 02/02 nữ

+ Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 13/11 nữ

Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên đáp ứng về số lượng. Trình độ giáo viên 13,8 % đạt chuẩn; trên chuẩn: 72.2, chưa đạt chuẩn 13,8%  theo quy định Luật số 43 Luật Giáo dục.

* Về cơ sở vật chất:

Diện tích sử dụng đất của nhà trường là 8.934m2. Bình quân 19,4m2/cháu. Trường có xây dựng hàng rào bao quanh khuôn viên, hàng rào xây gạch, khung sắt, cổng trường có bảng tên trường, các công trình của trường xây dựng kiên cố.

Sân vườn: Diện tích sân chơi 1200m2. Bình quân 2,2 m2 / trẻ

– Phòng học: Có 16 phòng học, diện tích 1 phòng học là 114 m2. Bình quân 3,4 m2 / trẻ.

– Phòng vệ sinh của trẻ: Diện tích 29,2 m2, trung bình mỗi trẻ là 0,9m2được xây khép kín, thuận tiện cho trẻ sử dụng.

– Phòng âm nhạc: Diện tích 68m2, trang bị các thiết bị điện tử, ti vi đầu đĩa, đàn, âm ly, loa, nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc, đạo cụ múa, quần áo, trang phục, có tủ trưng bày các đồ dùng đồ chơi có đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa, đàn, ti vi…

– Phòng máy: Có diện tích 68m2 , trang bị 10 máy vi tính cho trẻ học.

Bếp ăn:

Khu vực nhà bếp: Khu vực nhà bếp có diện tích 122 m2,  bình quân mỗi trẻ 0,2m2 được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều theo trình tự.

Phòng làm việc:

Văn phòng trường (hội trường): Diện tích 95,04m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các  biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phòng hiệu trưởng: Diện tích 12,6 m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách.

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn: Diện tích 12,6 m2 có đầy đủ phương tiện làm việc.

Phòng phó hiệu trưởng bán trú: Diện tích 12,6 m2 có đầy đủ phương tiện làm việc.

Phòng kế toán: Diện tích 26,46 m2, có máy vi tính tủ hồ sơ và các phương tiện

làm việc.

Phòng y tế: Diện tích 13,23 m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ.

Phòng bảo vệ thường trực: Diện tích 9m2, có bàn ghế làm việc.

Khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên diện tích 185 m2 đảm bảo an toàn tiện lợi.

 – Về Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:

Máy in: 6, Máy chiếu:01

Ti vi: 8 cái

Bảng tương tác:  8 cái

Đàn Organ:

Đồ chơi ngoài trời: Có 10 chủng loại

Các loại đồ chơi cho trẻ vận động.

*Đánh giá chung: Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ theo điều lệ trường mầm non.

*Về kinh phí

Được nhà nước cấp ngân sách hoạt động 100% (tự chủ và không tự chủ).

Được trang bị thiết bị, kỹ thuật đáp ứng cho công tác quản lý bằng công nghệ thông tin; từng bước thực hiện dạy và học bằng giáo án điện tử.

  1. b) Yếu tố bên ngoài

Tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, dân trí phát triển nhưng chưa đồng đều.

Số ít người dân còn thiếu quan tâm đến việc học của con em.

Một số ít người dân nhìn nhận công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế.

  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

       1.Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Căn cứ Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

  1. Các văn bản pháp lý về việc điều chỉnh, tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Căn cứ Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT – Bộ nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập.

  1. Các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.

Căn cứ văn bản pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường được quy định tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non

  1. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị…

Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư liên tịch số 06/ 2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT – Bộ nội vụ quy địnhvề danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập

Kế hoạch biên chế năm học 2020-2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.

PHẦN II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO HẠNG/NGẠCH CỦA ĐƠN VỊ

  1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
  2. Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ: Chi tiết tại Phụ lục số 1 đính kèm.
  3. Phân nhóm công việc: Chi tiết tại Phụ lục số 2 đính kèm.
  4. Các yếu tố ảnh hưởng: Chi tiết tại Phụ lục số 3 đính kèm.
  5. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BIÊN CHẾ, CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC
  6. Thực trạng về tổ chức, biên chế và cơ cấu viên chức, nhân viên theo hạng/ngạch (Phụ lục 4)
    • Thực trạng tổ chức bộ máy và biên chế đơn vị;

Đơn vị được chia làm 6  tổ:

1/ Tổ Văn phòng

2/ Tổ Cấp dưỡng

3/ Tổ Khối Lá

4/ Tổ Khối Chồi

5/ Tổ Khối Mầm

6/ Tổ Nhà trẻ

Tổng số biên chế:  54 người

* Lãnh đạo quản lý:

– Hiệu trưởng: 01 người;

– Phó  hiệu trưởng: 02 người;

* Giáo viên, nhân viên: 51 người.

– Giáo viên dạy lớp: 36 người;

– Kế toán – văn thư: 01 người;

– Y tế – thủ quỹ: 01 người;

– Bảo vệ : 02 người;

– Phục vụ: 01 người;

– Cấp dưỡng: 10 người

1.2. Cơ cấu viên chức, nhân viên theo hạng/ngạch

Năm  học 2020-2021 nhà trường có tổng số biên chế được giao là 54 người trong đó:

  • Viên chức ngạch 07.02.04 thuộc viên chức Hạng II: 29 Người 53,7 %/tổng số.
  • Viên chức ngạch 07.02.05 thuộc viên chức Hạng III: 05 Người 9,2 %/tổng số.
  • Viên chức ngạch 10.02.06, thuộc viên chức Hạng IV: 05 Người 9,2 %/tổng số.
  • Viên chức Kế toán ngạch 031: 01 Người 1,8% tổng số.
  • Viên chức Văn thư ngạch 008:  0 Người 0 %/tổng số.
  • Viên chức y tế ngạch V.08.03.07: 01 Người 1,8%/tổng số.
  • Bảo vệ ngạch 01.001: 02 Người 3,7 %/tổng số.
  • Phục vụ: ngạch 01.009: 01 Người 1,8 %/tổng số.
  • Cấp dưỡng: ngạch 01.009: 10 Người 18,5 %/tổng số.

Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức, nhân viên (Phụ lục 4)

– Về trình độ Lý luận chính trị: Trung cấp: 06 , chiếm tỷ lệ:  911,1%; Sơ cấp: 0 , chiếm tỷ lệ: 0 %;

– Về chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ: 0 chiếm tỷ lệ: 0 %; Đại học: 30 chiếm tỷ lệ 55,7 ; Cao đẳng 05 chiếm tỷ lệ: 9,2 %; trung cấp 06 chiếm tỷ lệ: 11,1%; Khác: 13, chiếm tỷ lệ: 24,0%.

– Trình độ quản lý giáo dục: Đại học:  0 chiếm tỷ lệ; Bồi dưỡng CBQL: 5 chiếm tỷ lệ 9,2%

– Về bồi dưỡng Ngoại ngữ:

+ Chứng chỉ B2:  , chiếm tỷ lệ: 0 %;

+ Chứng chỉ B1:  , chiếm tỷ lệ: 0 %;

+ Chứng chỉ B: 27, chiếm tỷ lệ 50,0%

+ Chứng chỉ A: 13, chiếm tỷ lệ 24,0

– Về bồi dưỡng Tin học:

+ Chứng chỉ B:17 , chiếm tỷ lệ: 31,4 %;

+ Chứng chỉ A: 23 , chiếm tỷ lệ: 42,5 %;

+ Tin học văn phòng: 1. Chiếm tỷ lệ 1,8%.

  1. Nhận xét, đánh giá về đội ngũ viên chức, nhân viên hiện có
  2. Ưu điểm

– Về số lượng người làm việc theo vị trí việc làm tương đối đủ theo biên chế được giao năm 2020 là 54 người (biên chế giao là 54).

– Số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ trên chuẩn cấp học (Đại học trở lên) là 3/3 đạt tỷ lệ 100%.

– Đạt trên chuẩn trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp giáo viên (Đại học trở lên) 26/36 đạt tỷ lệ 72,2%.

– Đạt trên chuẩn trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp giáo viên(Cao đẳng trở lên) 5/36 đạt tỷ lệ 13,8%.

  1. Hạn chế

– Chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp giáo viên là 5/36 người, tỷ lệ 13,8 % (yêu cầu từ cao đẳng trở lên)

– Chưa đạt chuẩn trình độ Ngoại ngữ theo vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp giáo viên là 01/36 người, tỷ lệ 2,7 % (yêu cầu chứng chỉ A trở lên)

PHẦN III

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

  1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
  2. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 02 vị trí

1.1. Vị trí cấp trưởng của đơn vị 01 vị trí

1.2. Vị trí cấp phó của đơn vị 01 vị trí

  1. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp 01 vị trí (giáo viên trực tiếp dạy lớp)

2.1. Giáo viên dạy lớp

  1. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ ( 7 vị trí)

3.1. Kế toán 01 vị trí

3.2. Thủ quỹ 01 vị trí

3.3. Văn thư 01 vị trí

3.4. Y tế 01 vị trí

3.5. Bảo vệ 01 vị trí

3.6. Phục vụ 01 vị trí

3.7. Cấp dưỡng 01 vị trí

  1. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM
TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng người làm việc
I Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 03 người
1 Vị trí cấp trưởng đơn vị 01 người
2 Vị trí cấp phó của đơn vị 02 người
II Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp 37 người
1 Giáo viên dạy lớp 35 người
4 Vị trí việc làm Kế toán 01 người
5 Vị trí việc làm Văn thư Kiêm nhiệm
6 Vị trí việc làm Thủ quỹ Kiêm nhiệm
7 Vị trí việc làm Y tế 01 người
IV Vị trí việc làm gắn với công việc thực hiện hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP 14 người
1 Vị trí việc làm Bảo vệ 02 người
2 Vị trí việc làm Phục vụ 01 người
3 Vị trí việc làm Cấp dưỡng 11 người
  Tổng cộng 12 vị trí việc làm 54 người

 

III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng I hoặc tương đương  là  0 tỷ lệ 0%

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương là  35/54 tỷ lệ 64,8% (Quản lý, giáo viên, kế toán)

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương là 4/54 tỷ lệ 7,4 % (giáo viên)

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương là 1/54, tỷ lệ  1,8% (Y tế)

– Chức danh khác: nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68 là 14 /54, tỷ lệ 25,9% (Bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng)

  1. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (NẾU CÓ)

Do số trẻ vượt ở các khối lớp đề nghị Phòng Giáo dục tạo tạo điều kiện cho nhà trường hợp đồng thêm 01 biên chế cấp dưỡng đảm bảo đủ số lượng vị trí gắn với công việc thực hiện hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

         Thẩm định đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý; tổng hợp và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định;

Trên đây là Đề án xác định vị trí việc làm giai đoạn 2020-2021 của trường Mầm non Phước Vĩnh kính đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án
(Ký tên, đóng dấu)
Thủ trưởng đơn vị xây dựng Đề án
(Ký tên, đóng dấu)